SEO là gì trong marketing?

  • 35 min read

Ngôn ngữ SEO trong Digital Marketing

Cập nhật vào Tháng Sáu 20, 2022

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn hiểu toàn diện về khái niệm tổng quan SEO là gì? Bức tranh SEO là gì trong Marketing? Nghề SEO là làm những gì? Tại sao và khi nào, bạn cần làm SEO Marketing? Bây giờ, chúng ta cùng đi sâu vào nội dung chi tiết thôi.

1. SEO là gì?

SEO được viết tắt từ cụm Search Engine Optimization, nếu dịch sang Tiếng Việt là TỐI ƯU HÓA BỘ MÁY TÌM KIẾM. Cụ thể hơn, SEO có nghĩa là quá trình cải thiện website của bạn nhằm tăng khả năng hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. (Thông thường là nằm vị trí top 10 ở trang đầu)

Các công cụ tìm kiếm có thể kể đến đó là Google, Bing, Yahoo. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, Google được sử dụng phổ biến. Nên khi đề cập đến việc SEO thì bạn cũng hiểu rằng đó chính là SEO Google.

SEO là gì trong Marketing dưới góc nhìn kinh doanh

Nếu là một doanh nhân, chắc hẳn bạn đang có thắc mắc SEM là gì trong marketing hay SEO có vai trò gì trong Digital Marketing tổng thể?

SEM hay SEO là một phần quan trọng trong chiến dịch Digital Marketing, có vai trò giúp sản phẩm, thương hiệu tiếp cận tới khách hàng tiềm năng ở kênh tìm kiếm tự nhiên, và đồng thời gián tiếp thực hiện remarketing.

Chúng ta cùng nhau đào sâu vào từng ý:

Trước tiên, SEO giúp tăng khả năng mua hàng. Khi phát sinh một nhu cầu, người dùng sẽ tiến hành tìm kiếm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ để giải quyết được nhu cầu đó. Các doanh nghiệp đầu tư SEO sẽ tiếp cận được những khách hàng này nhiều hơn cũng như tạo ấn tượng với họ về thương hiệu khi đạt top cao trên kết quả tìm kiếm

Hơn nữa, SEO giúp remarketing hiệu quả ở việc xây dựng thương hiệu rất tốt. Điều này khiến khách hàng sẽ dễ quay lại mua hàng hay sử dụng dịch vụ của bạn hơn.

Rõ ràng, mục đích SEO mà mọi người thường nghĩ đến đó là đạt top cao trên bảng kết quả tìm kiếm Google. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ!

Mục đích thật sự của SEO chính là để tiếp cận khách hàng tiềm năng, từ đó tạo ra các giá trị hoạt động marketing như tăng nhận diện thương hiệu, tạo mối quan hệ với khách hàng tiềm năng, cung cấp kiến thức – thông tin cho khách hàng tiềm năng, hỗ trợ cho bán hàng v.v….

Nếu cứ chăm chăm vào mục đích lên TOP mà bỏ qua phần “tạo ra các giá trị hoạt động marketing” thì bạn đang sử dụng SEO không đúng mục đích, cho dù bạn có đang ở TOP 1, nhiều người click vào kết quả của bạn nhưng thoát ra ngay lập tức, thì sớm muộn, vị trí TOP 1 của bạn cũng sẽ không còn trụ vững nữa.

Bản chất Google sinh ra là để “sắp xếp lại thế giới”. Tuyên ngôn của họ đã được công bố như sau:

“Our mission is to organize the world’s information and make it universally accessible and useful.”

Google

Dịch: “Nhiệm vụ của chúng tôi là sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin hữu ích và có thể truy cập được trên toàn cầu”

Để đạt được mục đích SEO, xét cho cùng bạn phải làm tốt 2 phần:

  • Phần 1: Đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng bằng những thông tin hữu ích. Đây là mục đích cốt lõi nhất và cũng là quan trọng nhất.
  • Phần 2: Đáp ứng các yêu cầu của Google bằng việc cải thiện trải nghiệm người dùng trên website. Việc cải thiện trải nghiệm người dùng này sẽ gồm nhiều công đoạn tối ưu cả bên trong hệ thống website (back-end, source code) lẫn bên ngoài (front-end, bài viết). Được giới SEOer gọi là Onpage.

Và một khi đã đề cập đến Onpage thì bạn cũng cần phải biết thêm về Offpage trong SEO. OFFPAGE là một thuật ngữ SEO để chỉ các hoạt động tối ưu SEO nằm ngoài website. Ví dụ như là đi backlink, làm social, làm entity v.v.. Về bản chất, Offpage là sự thể hiện độ uy tín của thương hiệu website trên môi trường internet. Càng nhiều website khác nhắc về website của bạn thì chứng tỏ website của bạn là một website uy tín.

Ngoài 2 cụm từ trên thì trong SEO còn rất nhiều thuật ngữ. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu sâu hơn về quy trình SEO hoặc các kỹ thuật triển khai SEO, hãy xem trước bài viết Các thuật ngữ trong SEO để có thể nắm được nội dung tốt hơn.

3. Lợi ích của SEO Web Marketing

Hiện nay, SEO đang dần trở thành một kênh digital marketing quan trọng vì lượng người sử dụng Google để tìm kiếm ngày một đông đảo. Trong marketing có 1 câu nói “KHÁCH HÀNG Ở ĐÂU – MARKETING Ở ĐÓ” nên nếu khách hàng của bạn có sử dụng Google thì bạn nên triển khai SEO nhé!  Dưới đây là những lợi ích của việc chạy SEO web có thể mang lại, bạn cần hiểu rõ nó trước khi đầu tư vào SEO.

3.1. Tăng tỉ suất lợi nhuận ROI

ROI (Return On Investment) là chỉ số tỷ suất lợi nhuận mà đa số nhà quản trị đặt mối quan tâm hàng đầu. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về chỉ số này tại bài viết: ROI là gì?

Còn về lợi ích của SEO, SEO có thể giúp website của bạn bỏ ra ít chi phí hơn để đạt lợi nhuận cao hơn với những lợi ích sau:

  • Giúp bạn tính toán tương đối được lợi nhuận so với lượng traffic thu hút được từ kênh tìm kiếm tự nhiên
  • Giúp nâng cao tỉ lệ chuyển đổi, tăng số lượng đơn hàng và cuối cùng là tăng doanh thu
  • Giúp đánh giá được hiện trạng website. Từ đó, bạn có thể đưa ra các phương án cải thiện những vấn đề đang kìm hãm hành vi mua hàng của người dùng, cũng như cải thiện các yếu tố chuyển đổi trên trang web.

3.2. Tiết kiệm chi phí (khi mang tính đầu tư dài hạn)

SEO giúp tiết kiệm chi phí khi bạn đầu tư SEO mang tính dài hạn. Với nội dung cung cấp giá trị thì khách hàng sẽ có thiện cảm và bị thu hút bởi thương hiệu. Từ đó, người dùng sẽ dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng trong tương lai hơn.

Ngoài ra, SEO còn gắn liền với tính chất bền vững. Thay vì trả tiền cho hành động như Google Ads, SEO cần một chi phí thấp hơn khi bạn trả chi phí về nhân lực triển khai SEO. Hoặc nếu bạn thuê dịch vụ SEO ở đơn vị uy tín thì hiệu quả SEO cũng phát triển bền vững và không tốn nhiều chi phí duy trì.

3.3. Thu hút khách hàng tiềm năng

Hiệu quả SEO là giúp thu hút lượng traffic khổng lồ từ bộ máy tìm kiếm. Và thực tế, hành vi của đa số người dùng của kênh tìm kiếm tự nhiên là hành động tìm kiếm diễn ra khi đang có nhu cầu. Điều này có nghĩa: khách hàng đã gần đưa tới quyết định mua hàng và họ chỉ cần tìm thấy đơn vị uy tín có thể giúp họ thoả mãn nhu cầu.

3.4. Cải thiện trải nghiệm người dùng trên Website

Vì mục đích sau cùng là phục vụ cho người dùng, tối ưu UX/UI là đầu mục không thể thiếu khi làm SEO. Do đó, công việc SEO Search giúp mang lại cho người dùng có trải nghiệm tốt nhất trên website.

3.5. Giúp phân tích hành vi khách hàng

Để có những giải pháp tốt nhất cho người dùng thì theo dõi hành vi không thể thiếu khi triển khai SEO Website. Qua đó, người làm SEO Marketing hiểu hơn về khách hàng và xác định được chính xác persona của khách hàng tiềm năng. Qua đó, đưa ra được những hành động cải thiện tỉ lệ chuyển đổi cũng như doanh thu từ website.

3.6. Xây dựng và phát triển thương hiệu

Thương hiệu được nhận diện và phát triển sau khi quá trình chạy SEO Web Marketing hiệu quả. Việc TGDĐ liên tục phủ các chi nhánh, băng rôn khắp nẻo đường cũng tương tự như bạn tăng độ phủ thương hiệu với nhiều từ khoá truy vấn trên Google.

3.7. Tăng độ uy tín cho doanh nghiệp

Một khi thương hiệu có độ lớn nhất định thì người dùng sẽ định hình rằng thương hiệu của bạn có độ uy tín rất cao. Nếu là bạn, với 1 thương hiệu nhất định mà bạn cứ search là ra top 1, click vào thấy website chuyên nghiệp thì chắc hẳn đáng tin cậy phải không nào?

4. Hạn chế – Nhược điểm của Marketing SEO

Như TIEN ZIVEN đã cung cấp, mỗi loại hình trong Digital Marketing sẽ có một vài trò nhất định và cũng có những đặc điểm để có thể bổ trợ cho nhau. Do đó, Marketing SEO sẽ có những khuyết điểm và cần những hoạt động digital khác bổ sung. Những digital marketer giỏi sẽ là những người biết sử dụng phối hợp các kênh digital một cách hiệu quả.

Những nhược điểm của SEO bao gồm:

4.1. Thời gian đầu tư lâu

Khi hướng tới sự bền vững, mọi thứ đều cần một thời gian dài. Trung bình, quá trình SEO thu hái được kết quả trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Điều quan trọng là hãy kiên nhẫn, kiên định với sự đầu tư thì quả ngọt sẽ đến với bạn.

4.2. Đối thủ cạnh tranh

Sự cạnh tranh luôn tiềm ẩn ở bất cứ đâu, bất kỳ lĩnh vực nào. Và cạnh tranh trên bảng xếp hạng Google luôn sôi động hơn bao giờ hết. Khi bạn đang trên đỉnh cao (top 1), hãy tiếp túc cố gắng vì có rất nhiều đối thủ đang muốn vượt qua bạn.

4.3. Sự biến đổi liên tục của thuật toán Google

Google sẽ có nhiều đợt cập nhật trong năm nhưng thường sẽ có 2-3 đợt cập nhật lớn nhất (core update) vào các tháng 3, 5 và 11. Cốt lõi của việc Google thay đổi thuật toán là để thực hiện sứ mệnh mà TIEN ZIVEN đã giới thiệu. Do đó vấn đề này sẽ là hạn chế đối với những ai thuộc trường phái Black Hat SEO. Còn White Hat SEO, hãy yên tâm! Mình đảm bảo, sau mỗi lần update thế này ranking của bạn sẽ được cải thiện.

4.4. SEO không phải yếu tố duy nhất tác động đến chuyển đổi

Đúng vậy! Marketing SEO chỉ đóng vai trò tăng trải nghiệm của người dùng trên website của bạn. Và đây chỉ là một yếu tố nhỏ trong số các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người dùng.

Do đó, bên cạnh SEO, bạn cần phải có một lời giải lớn hơn về bài toán kinh doanh và marketing để thuyết phục được người dùng mua hàng. Tuy nhiên, TIEN ZIVEN cũng có thể giải quyết được vấn đề trên với dịch vụ tư vấn chiến lược Digital Marketing. Bạn có thể liên hệ để biết thêm thông tin.

5. SEO là làm những gì? Quy trình SEO căn bản

Dưới dây là quy trình SEO 7 bước cơ bản nhất. Có thể bạn sẽ thấy quy trình này không giống các tài liệu SEO mà bạn được đọc trên website khác.

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa

Chúng ta sẽ thực hiện với công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí như Keyword Planner, Google Suggest. Hay các công cụ nghiên cứu từ khoá trả phí như Ahrefs Keywords Explorer, Keyword IO,… Qua bước này, bạn biết người dùng đang search gì ở ngành của bạn. Bạn sẽ cần quan tâm đến các khái niệm như:

Bước 2: Lựa chon keywords

Từ các từ khoá nghiên cứu được, bạn cần lựa chọn những từ khoá SEO để thực hiện chiến lược SEO trong 3 tháng/ 6 tháng hoặc 10 tháng. Yếu tố chính cho chiến lược chính là việc bạn làm gì để đạt hiệu quả SEO nhanh nhất, tiết kiệm nhất.

Bước 3: Triển khai bài viết

Xây dựng bài viết chuẩn SEO để dần định hình chủ đề chuyên môn của Website. Bạn cần vừa xây dựng bài viết với nội dung hay, bổ ích với người dùng, vừa phù hợp với tiêu chí Google. Tuy nhiên trước hết bạn cần tìm hiểu cách lên kế hoạch SEO Content marketing.

Trong quá trình xây dựng nội dung, TIEN ZIVEN luôn nhắc nhở các học viên: Content SEO trên Website như máu trong cơ thể người. Đó là vì, một cơ thể có máu tốt sẽ được Google đánh giá cao. Và ngược lại, Google sẽ đào thải những nội dung không phù hợp. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn Cách viết bài chuẩn SEO tại: Bài viết chuẩn SEO là gì?

Bước 4: Tối ưu ONPAGE

Tối ưu Onpage là quá trình thực hiện nhiều phương pháp tối ưu cho các yếu tố SEO trên website của bạn.

Trong khi Content là máu, Onpage chính là cơ thể của Website. Cơ thể ở đây là: Sức khoẻ, tính cách, khí chất. Một người tốt thì ai cũng yêu mến huống chi là bắc Gồ (Google) nhà ta.

Bước 5: Tối ưu OFFPAGE

Offpage là bao gồm nhiều phương pháp tối ưu bên ngoài Website. Onpage và Content sẽ phát huy nội lực đối với các thị trường dễ. Nhưng với những thị trường khó, bạn cần thực hiện Offpage. Đó là vì Offpage được xem như là sự công nhận từ những “người khác”.

Offpage điển hình mà bạn biết tới chính là Backlink và các cách xây dựng backlink cho URL SEO.

Bước 6: Tìm kiếm traffic

Tìm kiếm traffic ở đây bao gồm cả traffic di chuyển từ trang này sang trang khác trong website và cả traffic đến từ website khác. Nguồn traffic bạn có thể kiếm được là từ PPC, Social, Direct… Ở đây bạn sẽ thấy SEO đã có liên quan tới Ads rồi đó.

Bước 7: Kiểm soát và tối ưu lại

Chúng ta có thể theo dõi để kiểm soát chiến dịch SEO bằng nhiều công cụ nhưng đừng quên rằng Google cũng cung cấp 2 công cụ miễn phí. Đó là Google Search Console và Google Analytics. Chúng là công cụ được Google khuyến khích những ai làm SEO sử dụng để theo dõi hành vi trên website và trả về những báo cáo chính xác nhất.

Thông qua đó, ta biết được cách Google hiểu website mình cũng như phân tích hành vi người dùng trên website. Hãy đọc thêm 2 bài viết:

Cuối cùng, từ các số liệu thu thập được, chúng ta kiểm soát chiến dịch SEO bằng các giải pháp để cải thiện và phát huy. Quá trình này còn được gọi là Audit SEO. (Tìm hiểu SEO Audit là gì?). Nếu bạn có chỉnh sửa về nội dung, bạn hãy nhớ Submit URL để Google thu thập dữ liệu và cập nhật lại kết quả tìm kiếm nhanh nhất nhé!

6. Nghề SEO là làm những gì?

Với sự phát triển mạnh mẽ của Digital Marketing, nghề SEO được công nhận và ngày càng phổ biến hơn từ năm 2014. Một thông tin thú vị để bạn đặt mục tiêu trở thành chuyên gia SEO là: Mức lương trung bình của nghề SEO mỗi năm trên thế giới nằm ở khoảng $50,000.

Còn ở Việt Nam, vào đầu năm 2020, mức lương cho sinh viên mới ra trường ở vị trí SEO Executive dao động từ 7-10 triệu đồng. Tuy nhiên, trước đó bạn cần trải qua quá trình thực tập với trợ cấp không quá 3 triệu đồng/ tháng. Nhưng khi tích luỹ đủ kinh nghiệm, bạn có cơ hội lên vị trí SEO Leader với mức đãi ngộ từ 10-15 triệu đồng.

Dưới góc nhìn của một Agency về SEO cũng như Digital Marketing, mình sẽ liệt kê tất cả những kỹ năng SEO, công việc mà nghề SEO cần làm bao gồm:

6.1. Lập kế hoạch SEO

Người làm SEO phải có khả năng lập kế hoạch SEO cho cả chiến dịch lẫn từng giai đoạn nhỏ. Mục đích của việc lập kế hoạch là để cấp trên nắm được khả năng thành công của chiến dịch SEO.

Một kế hoạch triển khai 1 dự án chạy SEO gồm:

  • Mục tiêu
  • Kết quả cụ thể cần đạt
  • Đầu mục công việc triển khai chi tiết theo từng hạng mục
  • Ai chịu trách nhiệm
  • Thời hạn hoàn thành

6.2. Nghiên cứu từ khoá

Nghiên cứu từ khoá SEO cũng giống như nhiệm vụ nghiên cứu thị trường trước khi làm Marketing vậy. Nghiên cứu từ khoá sẽ phục vụ xây dựng chiến lược SEO, cũng như theo dõi những sự thay đổi từ Google. Lưu ý, ngoài những keyword chính, người làm SEO cần phải hiệu được các Semantic keyword trong lĩnh vực.

6.3. Thiết lập cấu trúc website chuẩn SEO

Cấu trúc website nằm trong bước tăng lượng traffic, nhưng mà là traffic từ trang này sang trang khác trong cùng website. Ngoài ra, qua cấu trúc website, Google Bot có thể crawl website tốt hơn và nhiều hơn nếu bạn xây dựng được một cấu trúc website chuẩn SEO.

6.4. Xây dựng Content chuẩn SEO

Có khả năng xây dựng Content chuẩn SEO là một lợi thế. Vì bạn sẽ có thể chủ động thời gian, không phụ thuộc vào đội ngũ Content SEO. Hơn thế nữa, khâu review và feedback content vô cùng quan trọng để có được content chuẩn SEO.

6.5. Phân tích và tối ưu Onpage

Đây là công việc cơ bản mà bất cứ ai làm SEO Search cần phải có. Tối ưu Onpage bao gồm một vài hạng mục sơ lược như:

  • URL
  • Title – Tiêu đề
  • Description – Thẻ mô tả
  • Headings – Các tiêu đề con
  • Hình ảnh
  • Schema
  • Và một số yếu tố kỹ thuật khác mời bạn tìm hiểu thêm tại bài viết: SEO Onpage là gì

6.6. Triển khai Offpage, xây dựng liên kết

Xây dựng liên kết backlink hay cả internal link. Cần phải quan tâm và kiểm soát tốt 2 yếu tố này nhé! Lưu ý về độ mạnh liên kết (trust) và nội dung (theme) để tăng uy tín cho domain (tên miền) website.

6.7. Tối ưu trải nghiệm người dùng: UX/UI

Người làm SEO cần rà soát liên tục về yếu tố UX/UI. Nếu có thể hãy đóng vai thành khách hàng để tự trải nghiệm website của mình. Từ đó phát hiện ra được những trải nghiệm người dùng chưa tốt để cải thiện. Thân lắm TIEN ZIVEN mới chỉ bí kíp cho đấy!

6.8. Tương tác với khách hàng

Hãy thể hiện sự kết nối giữa bạn với khách hàng. Điều này nói với khách hàng rằng “tôi đang quan tâm bạn đấy!”. Sau đó bạn sẽ thấy được sự phản hồi tích cực từ khách hàng. Ai lại không muốn được quan tâm phải không nào.

6.9. Phát tán thông tin, chia sẻ trên social

Một khi đã có trong tay nội dung chất lượng nhất nhưng không có người đọc thì cũng trở thành chưa hiệu quả. Đây cũng chính là một cách tương tác với khán giả của bạn. Hãy phát tán nội dung thông qua các kênh Social như Facebook, Pinterest, Instagram, Youtube,…

6.10. Phân tích website đối thủ

Một trong những kỹ năng không dành cho chiếu mới. Vì khi lực chọn đúng để phân tích website đối thủ, bạn đã hầu như có được bản kế hoạch SEO sơ lược. Theo dõi đối thủ liên tục, “Biết địch biết ta, trăm trận không thua trận nào” – TIEN ZIVEN

6.11. Theo dõi và đo lường hiệu quả SEO

Như TIEN ZIVEN có đề cập trên quy trình marketing SEO căn bản, đọc được số liệu là một lợi thế.

Bạn sẽ hiểu phản hồi từ Google với website, từ đó đo lường và phân tích. Cuối cùng, người làm SEO Marketing phải đưa ra được bản kế hoạch cải thiện cụ thể.

6.12. Lập báo cáo và đối chiếu với Plan đặt ra

Công việc báo cáo là không thể thiếu. Qua báo cáo, bạn sẽ nắm được chúng ta đạt hay không? Ta đang ở đâu trong chiến dịch SEO? Nếu đang gặp khó khăn thì biện pháp khắc phục ra sao?

7. Phần mềm SEO là gì, bao gồm những gì?

Riêng làm SEO, việc có công cụ – phần mềm hỗ trợ SEO cũng giống như bạn được trang bị vũ trang khi lân trận.

Hiểu đơn giản, phần mềm SEO là những công cụ hỗ trợ cho quá trình triển khai SEO như research keyword, tối ưu Onpage, Offpage, Phân tích technical SEO, báo cáo…

Một số công cụ SEO điểm qua gồm:

  • Google Search Console
  • Google Analytics
  • Google Tag Manager
  • Google Keywords Planner
  • Google Pagespeed Insights
  • Ahrefs
  • Spineditor
  • SEO Quake ToolBar
  • Yoast SEO
  • Screaming Frog Logfile
  • Screaming Frog Spider

8. Loại hình SEO phổ biến

8.1. SEO Branding

Hình thức làm SEO Search này sẽ tập trung vào việc nhận diện thương hiệu cũng như giúp tăng độ mạnh thương hiệu nhờ vào việc phát tán entity về doanh nghiệp.
Hơn nữa, SEO Branding còn giúp doanh nghiệp tăng thứ hạng trên SERPs, xây dựng được hình ảnh tốt trong lòng khách hàng.

8.2. SEO Sales

Biết tới với tên gọi khác là SEO E-commerce, chạy SEO Sales hiện nay khá phổ biến.

Không chỉ mang lại doanh thu mà hình thức SEO Web Marketing này còn có khả năng kết nối cũng như giữ chân khách hàng lâu dài.

Từ các thông tin chia sẻ chất lượng sản phẩm thì thông qua việc truy cập thường xuyên họ sẽ trở thành khách hàng thân thiết của bạn. Đây chính là hình thức Marketing online tiết kiệm chi phí giúp bán hàng hiệu quả.

8.3. SEO Crisis

Website của bạn đang hoạt động tốt bất ngờ mất đi sự ổn định và thứ hạng trên các cỗ máy tìm kiếm điều này chính là khủng hoảng SEO. Điều này gây ra thiệt hại nặng nề về tinh thần lẫn kinh tế cho chủ Website.

  • Cần phải xác định được nguyên nhân khủng hoảng SEO Marketing
  • Lọc chỉnh sửa các content lỗi
  • Lọc và disavow backlink bẩn
  • Tối ưu lại toàn bộ trang Web để thân thiện với Google
  • Để được xử lý sớm nhất liên hệ khai báo trực tiếp với Google

Song song với công việc xử lý khủng hoảng thì phát triển trang mới. Điều này sẽ giúp tối ưu được thời gian cũng như lợi ích.

8.4. SEO Traffic

Lưu lượng truy cập Website thường đến từ nhiều nguồn khác nhau:

  • Trực tiếp (Direct)
  • Thông qua 1 trang trung gian gián tiếp (Referral)
  • Thông qua các trang mạng xã hội (Social)
  • Thông qua các công cụ tìm kiếm (Organic Search)

Lưu lượng khách truy cập cần phải đúng đối tượng có nghĩa là thông qua nguồn tin trung gian liên quan hay thông qua Website họ đến. Nhờ vậy mang lại hiệu quả cho Website.

Xu hướng đang hot và xu hướng sắp xảy ra là hai xu hướng thường được chọn khi SEO Trends. Những sự kiện nóng hổi, những xu hướng đang hot trên internet, truyền hình sẽ được cập nhật. Đó là những thông tin được rất nhiều người quan tâm. Lượng truy cập vào các thông tin này cũng cực kỳ cao.

9. Thuật toán SEO

Thuật toán SEO rất đa dạng và một số thuật toán SEO Web Marketing chính hiện nay được sử dụng phổ biến như:

  • Google Panda (gấu trúc)
  • Pirate
  • Thuật toán Penguin (chim cánh cụt)
  • Pigeon (chim bồ câu)
  • Thuật toán Hummingbird (chim ruồi)
  • RankBrain
  • Mobile Friendly
  • Thuật toán Fred
  • Possum

Trong phần này, mình chỉ giới thiệu sơ lược. Bạn có thể nhấp vào các đường link bên trong từng phần để tìm hiểu chi tiết từng thuật toán nhé!

Thuật toán Panda Back

Google Panda sẽ xử lý và hạn chế khả năng xuất hiện của các Website có chất lượng nội dung nghèo nàn, thấp, copy, spam… trên kết quả tìm kiếm. Do đó, các trang Web vi phạm những lỗi này khó có được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm nếu không cải thiện chất lượng nội dung.

Thuật toán Pirate

Mục tiêu xử lý của thuật toán Pirate là các Website vi phạm bản quyền nội dung, bị nhiều báo cáo vi phạm.

Thuật Toán Penguin (chim cánh cụt)

Thuật toán Penguin sẽ xử lý những Website có hồ sơ liên kết kém chất lượng, liên kết không tự nhiên và spam.

Thuật toán Pigeon (chim bồ câu)

Pigeon sẽ xử lý những trang Web thiết lập Google My Business không đúng cách, tối ưu hóa kém, thiếu trích dẫn trong thư mục địa phương hoặc có sự mâu thuẫn các thông tin liên hệ của doanh nghiệp.

Thuật toán Hummingbird (chim ruồi)

Các Website xây dựng nội dung lan man hoặc nhồi nhét từ khoá trong nội dung sẽ bị thuật toán Google Hummingbird xử lý.

RankBrain

RankBrain xử lý các Website có cùng thương hiệu nhưng muốn chiến nhiều vị trí tìm kiếm cho các dịch vụ tương tự nhau.

Mobile Friendly

Những Website có chữ quá nhỏ, các dòng quá sát nhau và không có phiên bản dành cho thiết bị di động, có chế độ xem không chất lượng, dùng nhiều Plugin ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin của người dùng đều sẽ bị thuật toán Mobile Friendly sẽ tiến hành sàng lọc xử lý vi phạm.

Thuật toán Fred

Thuật toán Fred sàng lọc các Website kém chất lượng

Những Website không hướng đến người dùng, có quá nhiều quảng cáo, chất lượng nội dung kém, spam là những đối tượng mà Fred hướng đến. Thuật toán này sẽ sàng lọc và khiến nhiều Website kém chất lượng bị giảm traffic đáng kể.

Thuật toán Possum

Những trang Web có địa chỉ giống nhau hay cung cấp các dịch vụ tương tự nhau chính là những đối tượng bị thuật toán này xử lý. Chính vì thế, các doanh nghiệp muốn đưa trang Web của mình lên top đầu bảng tìm kiếm thì cần chú ý đến các thuật toán này khi xây dựng trang Web.

10. Kết luận

Tới đây, chắc hẳn bạn đã có quyết định rằng sẽ tiếp tục tìm hiểu chuyên sâu về làm SEO hay không? SEO Marketing đã phù hợp để doanh nghiệp bạn đầu tư chưa?

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *